Công nghệ đằng sau lần lặn phá vỡ kỷ lục.

 

12-dsv-limiting-factor-mariana-trench-reevejolliffe7503046-jpg

 

Khi nhà thám hiểm Victor Vescovo lái thành công chiếc tàu ngầm Limiting Factor của mình xuống đáy Vực Mariana vào đầu năm 2019, chuyến lặn 10,928 m đã chính thức lập kỷ lục thế giới mới vào đầu năm 2019. Đồng hành cùng chuyến đi – và hoạt động hoàn hảo ở độ sâu kỷ lục là OMEGA Seamaster Planet Ocean Ultra Deep Professional.

 

23-victor-vescovo-portrait-mariana-trench-tamara-stubbs-jpg

 

5 Vực sâu nhất trên Trái Đất

 

expedition-map17-jpg

 

Chuyến thám hiểm có người lái đầu tiên trên thế giới đến điểm sâu nhất tại 5 đại dương chính là đứa con tinh thần của nhà thám hiểm và lái tàu ngầm Victor Vescovo. Trên mặt biển chính là con tàu giảm áp DSSV được trang bị hệ thống định vị siêu âm dưới nước với độ trung thực cao nhất. Những hoạt động ở dưới độ sâu chủ yếu diễn ra trong DSV Limiting Factor, và tàu ngầm Triton được chứng nhận thương mại bởi cơ quan hàng hải DNV-GL cho các lần lặn sâu lặp đi lặp lại ở những độ sâu khác thường. Dưới đáy đại dương, việc thu thập dữ liệu khoa học quan trọng chính là ba chiếc “Landers”.

 

Di sản chế tác đồng hồ lặn nổi bật của OMEGA

 

Hành trình của chúng tôi bắt đầu vào năm 1932 với sự ra mắt của chiếc đồng hồ lặn đầu tiên dành cho tất cả mọi người  – chiếc đồng hồ OMEGA “Marine”. Chiếc đồng hồ được sử dụng bởi nhà thám hiểm người Mỹ Charles William Beebe, người đã chế tạo ra “Bathysphere”, một tàu lặn hình cầu có thể đưa con người xuống đại dương. Chiếc đồng hồ “Marine” đã đồng hành cùng Beebe trong chuyến lặn 14 m lịch sử của anh ấy vào những năm 30.

 

oceanmarine-jpg

 

“Tôi đã đeo OMEGA Marine ở Thái Bình Dương với độ sâu 14 m, nơi mà áp suất gấp đôi bình thường. Độ kín nước và bụi và sự mạnh mẽ đối với sự ăn mòn thể hiện một tiến bộ thực sự cho khoa học chế tạo đồng hồ.” Charles William Beebe

 

ck-2913-sea-jpg

 

 

Năm 1948, Seamaster đầu tiên ra đời. Được các phi công và thủy thủ Anh đánh giá cao về khả năng chống nước và độ tin cậy trong chiến đấu. Năm 1957, OMEGA đã giới thiệu Seamaster 300 một chiếc đồng hồ được thiết kế dành riêng cho thợ lặn và các chuyên gia làm việc dưới nước. Đặc điểm nổi bật của OMEGA “Ploprof” đã được thử nghiệm bởi huyền thoại Jacques-Yves Cousteau.

 

Seamaste 1000 xuất hiện vào năm 1971 – và một năm sau OMEGA Seamaster 120 “Big Blue” ra đời. Vào năm 1981 khi thợ lặn tự do Jacques Mayol hít một hơi thật sâu và lặn xuống con số kỷ lục 101 m, Seamaste 120 m nằm trên cổ tay anh ta.

 

Seamaster Diver 300M cực kỳ nổi tiếng đã được phát hành vào năm 1993 và một phiên bản được mô phỏng lại của phiên bản cổ điển nhân kỷ niệm 25 năm ra mắt vào năm 2018.

 

Trở lại vào năm 2005 đánh dấu một khởi đầu quan trọng của câu chuyện Ultra Deep. Đó là năm lần đầu tiên Planet Ocean được phát hành.

 

OMEGA Seamaster Planet Ocean Ultra Deep Professional

 

Triết lý thiết kế

 

omega215-92-52-21-99-001amb01-jpg

 

 

Sản xuất một chiếc đồng hồ lặn chuyên nghiệp là chuyên môn của thương hiệu Thụy Sỹ, nhưng để tạo ra một chiếc đồng hồ phù hợp với Tổ chức The Five Deep Expedition thì phải bắt đầu từ đầu và chấp nhận rủi ro. Điều này hoàn toàn xứng đáng! Thúc đẩy giới hạn chế tác đồng hồ, OMEGA đã thành công trong việc sản xuất đồng hồ với công nghệ đột phá không chỉ phù hợp với mục đích mà còn có thể ứng dụng cho việc sản xuất đồng hồ lặn trong tương lai.

 

Đạt độ sâu đáng kinh ngạc trong bộ vỏ mỏng ngạc nhiên

 

omega215-92-52-21-99-001profil-jpg

 

Một chiếc đồng hồ không phải là lớn để chịu được áp suất lớn. OMEGA nghiên cứu để giới hạn độ dày của đồng hồ dưới 28 mm mà không phải hy sinh mức kháng nước đặc biệt của nó. Thành công vốn không đến dễ dàng. Để đảm bảo tải trọng của bộ vỏ đồng hồ trong giới hạn cho phép, OMEGA Ultra Deep đã phải trải qua các phân tích mô phỏng phần tử mở rộng.

 

Được chế tác đặc biệt dành riêng cho Limiting Factor

 

ultra-deepbts03-jpg

 

Thân tàu chịu lực bằng titanium loại 5 của Limiting Factor yêu cầu cần phải phát triển một kỹ thuật rèn tiên tiến với một cấu trúc hoàn toàn không có mối hàn. Niềng, bộ vỏ, nắp đáy và nút chỉnh được chế tác từ titanium cắt từ thân tàu. Các thành phần  này  đều mang tem DNV-GL để xác nhận nguồn gốc, đặc điểm và chất lượng của chất liệu.

 

Thiết kế khung nhìn

 

ultra-deepbts07-jpg

 

Thiết kế khung nhìn là một bước quan trọng trong việc phát triển một chiếc tàu lặn.  Bề mặt chịu tải của các khung nhìn của Limiting Factor được thiết kế để giảm thiểu áp lực lên các cạnh bên trong của hình nón, nơi thường chịu áp suất cao nhất.

 

ultra-deepbts01-jpg

 

Tương tự như lắp ráp khung nhìn trên một chiếc tàu lặn, lắp ráp bộ vỏ sapphire cho một đồng hồ lặn chuyên nghiệp ở độ sâu của đại dương là một lĩnh vực đáng quan tâm. Với mục đích phân phối áp suất, OMEGA đã lấy cảm hứng từ thiết kế hình nón giảm tải này và sử dụng Liquidmetal® đảm bảo việc lắp bộ vỏ sapphire chắc chắn nhưng linh hoạt. Quy trình gắn kết nóng này đang chờ cấp bằng sáng chế đã giúp tránh được việc sử dụng việc gắn kết bằng polymer và giảm độ dày của sapphire.

 

Nắp đáy và nút chỉnh

 

Tai niềng cá đuối

 

omega215-92-52-21-99-001lug-jpg

 

Được tích hợp hoàn toàn vào vỏ titan, tai niềng Seamaster Planet Ocean Ultra Deep Professional được thiết kế mở để giảm nguy cơ vượt quá giới hạn của chất liệu ở dưới độ sâu đại dương, vì cả đồng hồ và dây đeo đều có thể chịu được tải lực kéo cao. Chúng được gọi là tai niềng “cá đuối” do dáng vẻ đặc biệt của chúng.

 

Nắp đáy của Ultra Deep

 

omega215-92-52-21-99-001caseback01-jpg

 

Logo của đoàn thám hiểm được đặt ở trung tâm bên trong các vòng tròn đồng tâm gợi nhớ đến công nghệ định vị siêu âm Multi Beam.  Thông tin liên quan bao gồm tên phiên bản, số reference, vật liệu, chứng nhận DNV-GL và các từ  như, được kiểm tra 15.000m / 49.212 ft đều được khắc bằng laser.

 

Cố định chặt lên cánh tay robot

 

ultra-deepbts02-jpg

 

Ba chiếc đồng hồ OMEGA Seamaster Planet Ocean Ultra Deep đều thực hiện chuyến lặn xuống Vực Mariana. Hai chiếc được gắn chặt với cánh tay robot của tàu lặn, chiếc còn lại dành cho Lander. Lựa chọn chất liệu dây đai của OMEGA đến từ kinh nghiệm của thương hiệu trên không gian. Sự kết hợp giữa dây đai polyamide và khóa Velcro giúp gắn chặt dây đai vào cánh tay robot.

 

Những kiểm định khó khăn hơn

 

ultra-deeptesting04-jpg

 

Tất cả ba chiếc đồng hồ đều được kiểm tra áp suất tại cơ sở Triton Sub ở Barcelona với sự tham gia của chuyên gia khảo sát của DNV-GL. Áp suất tối đa được chọn có liên quan đến áp suất ở Vực Mariana nơi mà cả ba chiếc đồng hồ sẽ phải lặn xuống, nhưng để chắc chắn hơn cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn về độ kín nước của đồng hồ lặn, OMEGA đã thêm 25% biên độ an toàn lúc kiểm tra áp suất. Điều này đồng nghĩa với việc ba chiếc đồng hồ phải hoạt động hoàn hảo ở độ sâu đáng kinh ngạc là  1500 bar, tức là 15.000 mét.

 

omega215-92-52-21-99-001ambwater02-jpg

 

Trải qua các bài kiểm tra độ kín nước ở Triton Sub và chứng minh giá trị ở nơi sâu nhất hành tinh, đồng hồ OMEGA Seamaster Ultra Deep sau đó phải trải qua kiểm định cao nhất trong ngành đồng hồ. Sau khi lặn, ba chiếc đồng hồ sẽ được đưa vào các bài kiểm tra nghiêm ngặt trong hơn 10 ngày do Viện Đo Lường Liên Bang Thụy Sỹ (METAS) đặt ra. Như vậy, ngay cả sau hành trình dưới nước đầy khắc nghiệt thì mỗi chiếc đồng hồ đều đạt chứng nhận Master Chronometer.