Một bài viết trên tạp chí Lifetime – Ocean Edition
Imaging by The Color Club – www.thecolorclub.net
Câu chuyện về việc sử dụng vật liệu gốm của Omega có một khởi đầu tương đối khiêm tốn. Lúc khởi đầu chỉ là một tam giác trang trí nhỏ trong bộ sưu tập Seamaster Planet Ocean. Đây là lần đầu tiên Omega tận dụng ưu việt của gốm trên các sản phẩm của thương hiệu. Không cần phải bàn luận về trình độ chuyên môn của Omega, thương hiệu đã đi được một chặng đường dài từ khởi đầu khiêm tốn. Ngày nay, Omega đã sử dụng chất liệu thú vị và linh hoạt này với tất cả hình dáng, kích thước và màu sắc.
Hầu hết tất cả những ai đã từng tìm thấy sắc xanh dương lý tưởng cho mình trên bảng màu, đều nhận ra rằng sắc xanh dương này sẽ khác hoặc không hoàn hảo như mình tưởng khi được sơn lên tường. Thật sự mà nói thì việc nhận diện màu sắc là một công việc khá là phức tạp. Đối với Omega, việc nhận diện màu sắc này khó hơn bội lần, và chỉ có một cách để đạt được màu sắc gốm như mong muốn – đó là thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất khép kín từ đầu đến cuối.
Omega đã giới thiệu rất nhiều màu sắc gốm khác nhau, và không dễ dàng gì để đạt được màu sắc mong muốn. Đó là cả một quá trình, quá trình tạo màu bằng việc thêm các oxit kim loại vào Zirconium Dioxide [ZrO2] và điều này phải được thực hiện vào giai đoạn đầu của quá trình sản xuất gốm. Sự kiên nhẫn là cần thiết khi muốn thêm một màu sắc tạo bạo nào cho chất liệu này, và đây thực sự là một công việc khó khăn chỉ để tạo ra một vật đơn giản, như là niềng gốm.
Công việc này bắt đầu từ các hạt nhỏ, hay còn được gọi là nguyên liệu thô. Hổn hợp này được ép thành những hình dạng thô sơ theo yêu cầu và được nung ở nhiệt độ 1,400C/2,550F để thu nhỏ thể tích và tạo ra ‘vòng’ cứng hơn thép 6 lần và không bị xước, đổi màu hoặc phai màu.
Một bước gần hơn với niềng Omega, nhưng vẫn còn thô nơi các cạnh, và vòng này sau đó trải qua quá trình gia công xử lý bao gồm tạo hình, đánh bóng bằng đá kim cương và khắc laser để tạo ra các vết lõm trên niềng gốm.
Thật không ngoa khi nói rằng việc phát triển và sản xuất gốm kỹ thuật màu cho ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ là vô cùng khó khăn, đặc biệt là ở phần tạo màu sắc sống động cho chất liệu gốm này.Vấn đề chinh là tìm ra nguyên liệu phù hợp có thể chống lại nhiệt độ lớn khi nung và phù hợp với đặc tính của gốm, chẳng hạn như độ cứng và độ bền.
Công nghệ đỉnh cao
Để đạt được màu sắc mong muốn đòi hỏi nhiều thử thách và nổ lực. Một người kỹ thuật đồng hồ cần nắm bắt và hiểu rõ về hóa học. Omega đã tìm thấy nhiều giải pháp khéo léo. Ví dụ, để có màu đỏ Omega sử dụng oxit nhôm [Al2O3], thay vì oxit zirconi [ZrO2]. Đối với màu xanh đậm, Omega phát triển thêm một phương pháp xử lý nhiệt để có được màu sắc như mong muốn.
Những phát triển và kỹ thuật như vậy đã giúp Omega đạt được một số bằng sáng chế; và cam kết của thương hiệu trong việc phát triển thêm nhiều hình dáng và màu sắc cho niềng và mặt số cũng dẫn đến nhiều vật liệu sáng tạo hơn, chẳng hạn như Liquidmetal™ được sử dụng cho dòng Seamaster Planet Ocean vào năm 2009. Liquidmetal™ có thể được sử dụng để làm thang đo tốc độ – tachymeter hoặc thang lặn thực sự nổi bật. Tuy nhiên, nó đòi quy trình sản xuất công nghiệp lớn. Một tấm Liquidmetal™ đặt chồng lên đĩa gốm để nung nóng, sau đó ép chặt để cho Liquidmetal lấp đầy những rãnh khắc bằng laser. Kim loại dư thừa bên ngoài sau đó được loại bỏ, bề mặt của khung được đánh bóng và thang đo Liquidmetal™ được chải sớ mờ để làm nổi bật những số và vạch trên nền bóng của vòng gốm.
Để tạo thêm màu sắc và sự lấp lánh, còn có Omega Ceragold™, một quá trình mà phải mất nhiều năm để thành thạo. Ceragold™ là giấc mơ của một nhà thiết kế đồng hồ, đó là sự kết hợp giữa vàng 18K và gốm. Một lần nữa, để đạt được kết quả hoàn hảo cần phải có thời gian và quá trình kiểm soát cẩn thận. Trong điều kiện sạch sẽ của bệnh viện, các tia laser khắc số và vạch lên niềng để chuẩn bị cho quá trình mạ điện, bao gồm tạo ra một lớp dẫn diện và sau đó đặt những niềng này vào bể điện phân vàng trong 48 giờ để tạo ra một lớp vàng 18K dày cho vòng gốm. Vàng thừa sau đó được loại bỏ để lộ măt gốm ban đầu và một lớp vàng rắn ở thang đo không chỉ mịn mà còn mang đến sự tương phản ấn tượng và sang trọng giữa vật liệu của bộ vỏ và thang lặn.
Ngoài ra còn có các dải màu đậm chẳng hạn như dải màu cam làm nổi bật 15 phút đầu tiên trên thang lặn của Seamaster Planet Ocean, đó chinh là cao su. Cao su khó có thể được coi là một vật liệu tiên tiến (theo nghĩa đen) nhưng khi vật liệu này được đưa vào sử dụng bằng quy trình bơm cao su hoặc lưu hóa thì nó lại cho ra một kết quả thật nổi bật. Bằng chứng rõ ràng hơn về điều này có thể được tìm thấy trên những chiếc đồng hồ kỷ niệm, chẳng hạn như Omega Seamaster America’s Cup sử dụng màu đỏ và xanh dương của lá cờ New Zealand.
Tất nhiên, những màu sắc sáng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu khi cố gắng đưa ra một thiết kế táo bạo. Thông thường, nó phải có một sự tương phản nổi bật bắt mắt. Chiếc niềng Omega hai màu đen trắng được sản xuất bằng gốm kép để tạo hiệu ứng đêm/ngày như mong muốn. Nếu một thiết kế đồng hồ đòi hỏi một màu trắng rực rờ, Omega sẽ sử dụng men. Một loạt bột mềm nung trên một chất liệu đàn hồi.
Gốm là một chất liệu khó tính. Và để so sánh thì thép không gỉ lại là một chất liệu dễ làm việc hơn. Nhưng như những bức ảnh đã chứng minh, tất cả những công việc thật sự rất là giá trị khi tạo ra những chiếc đồng hồ nổi bật và táo bạo nhưng vẫn thanh lịch.